APV – SƯNG PHÙ MẶT Ở GÀ
Nguyên nhân:
– Do Avian pneumovirus gây bệnh trên đường hô hấp cho gà ở mọi lứa tuổi
Triệu chứng:
– Mắt có bọt, chảy nước mũi
– Viêm mũi, tắc mũi, nghẹt mũi, khó thở
– Sưng phù vùng đầu, mặt
– Có thể bị liệt chân, vẹo cổ
Bệnh tích:
– Viêm và tạo lớp Fibrin màu vàng dưới da đầu và má
– Viêm mí mắt, mù mắt
– Khí quản có dịch nhày nhưng không xuất huyết ( trường hợp nặng xuất huyết cuối đường khí quản
– Phổi viêm
– Buồng trứng bị phá hủy
Phòng bệnh;
– Chủng vaccine APV theo lịch khuyến cáo của nhà sản xuất ( thường từ lúc gà 12 ngày tuổi)
Trị bệnh:
Bước 1:
+ Cách ly, tiêu diệt mầm bệnh, khử trùng toàn bộ chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi bằng chất sát trùng
+ Xử lí mùi hôi chuồng
Bước 2: Tăng sức đề kháng, xử lí triệu chứng
+ Xử dụng Bromax để long đờm
+ Nếu gà sốt dùng Para C để hạ sốt
+ Tăng sức đề kháng: Gulcose KC+Men bào tử chịu kháng sinh, Giải độc gan thận, Vitamin…
Bước 3: sử dụng kháng sinh
Lưu ý: Vì APV là virus nên không có thuốc nào có thể giúp tiêu diệt được mầm bệnh APV trong cơ thể gà cả mà chúng ta chỉ có thể dùng kháng sinh để hạn chế các mầm bệnh kế phát mà thôi. Hơn nữa, đa phần gà chết là do các mầm bệnh kế phát chứ không phải do APV.
– APV thường gây kế phát với 1 số vi khuẩn như: Ecoli, Trực khuẩn ho gà, Tụ huyết trùng, trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas), ORT.
– Tùy vào gà bị kế phát bệnh gì thì sử dụng kháng sinh điều trị bệnh đó. Có thể sử dụng kháng sinh hoạt phổ rộng để phòng và trị bệnh như: Amoxicillin, Florfenicol, Doxycycline, Tilmicosin…