BỆNH DO MYCOPLASMA
1.Nguyên nhân
- Do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum (MG) gây bệnh hô hấp mãn tính, thường gọi là bệnh hen.
- Chủng Mycoplasma Synoviae (MS) gây bệnh viêm khớp truyền nhiễm, có thể gây viêm đường hô hấp trên.
2. Dịch tễ học
- có khoảng 25 loài Mycoplasma được phân lập từ các loài gia cầm khác nhau.
- Cả Mycoplasma gallisepticum (MG) và Mycoplasma synoviae (MS) xảy ra trên gà, gà tây và các loài gia cầm khác, gây ra thiệt hại kinh tế trầm trọng.
- Trên gà thịt : bệnh xảy ra nhiều nhất ở gà thịt 4-8 tuần tuổi
- Trên đàn gà giống và gà đẻ thương phẩm: làm giảm tỷ lệ sống và giảm lượng trứng.
- Bệnh lây truyền dọc từ đàn bỗ mẹ sang đàn con.
- Bệnh cũng lây truyền ngang khi gà khỏe tiếp xúc trực tiếp với gà bị bệnh hoặc đã khỏi nhưng mang trùng
- Truyền lây gián tiếp qua tiếp xúc: dụng cụ, túi đựng thức ăn, người, chim hoang dã, chuột.
- Bệnh thường xảy mạnh khi sức đề kháng của gà giảm do tác động của các yếu tố stress:
+ Thay đổi thời tiết đột ngột, khi vận chuyển, chuyển đàn, ghép đàn…..
+ Mật độ nuôi quá dày, nền chuồng ẩm ướt, bụi bẩn, nồng độ khí NH3, H2S quá cao.
+ Không đảm bảo độ thông thoáng của chuồng nuôi, đặc biệt là không đảm bảo tốc độ gió.
3. Triệu chứng
- Gà ủ rũ, bỏ ăn, ăn kém, hen khạc. Sưng mắt, có bọt khí ở mắt.
- Viêm khớp, các khớp sưng to, có dịch, tư thế ngồi khuỵu xuống.
- Khó thở luôn phát ra tiếng khò khè ở khí quản (khò khè), rõ nhất khi ta kiểm tra gà về đêm và gần sáng.
- Gà luôn vẩy mỏ, có dịch chảy ra từ mỏ.
- Gà đẻ trứng sản lượng giảm, tăng tỉ lệ trứng dị hình, mỏng vỏ….
- Thường ghép với các bệnh khác như E.coli, tụ huyết trùng là tăng tỉ lệ chết.
4.Bệnh tích
- Xoang mũi, khí quản có nhiều dịch nhầy, xuất huyết. Túi khí viêm đục, có mủ trắng
- Bệnh thường ghép E.coli gây màng phổi, màng bao tim và màng gan bị phủ lớp fibrin dày, màu trắng ngà, phù nề các khớp,có dịch viêm ở khớp, thoái hóa bề mặt khớp.
5. Chuẩn đoán
- Dựa vào triệu trứng, bệnh tích điển hình.
- Phương pháp PCR cho kết quả nhanh và chính xác
6. Phòng bệnh
- Đảm bảo chất lượng con giống mua từ nguồn không bị nhiễm Mycoplasma.
- Giảm các yếu tố stress như vận chuyển đúng kỹ thuật. Chuồng trại đảm bảo thông thoáng, khô ráo.
- Vệ sinh thú y tốt,thực hiện an toàn sinh học.
- Phun sát trùng trong và ngoài trại 2 lần/tuần bằng Safa farm hoặc Glutamax với liều 2,5 ml/1 lít nước.
- Thường xuyên bổ sung Beta-Glucan VIT B12, liều 1g/2 lít nước uống giúp vật nuôi tăng cường miễn dịch.
- Bổ sung Bacitop SP, liều 1g/5 – 10 lít nước uống hoặc Laczyme khỏe đường ruột, hạn chế tiêu chảy.
- Phòng bệnh bằng vaccine. Hiện nay đã có vaccine MG nhưng chưa được ứng dụng rộng.
7. Điều trị
- Trong các thử nghiệm kháng sinh cho thấy MS nhạy cảm với một số kháng sinh bao gồm aivlosin, tylosin, tiamuline, chlotetracycline, oxytetracycline, lincomycin, kitasamycin, enrofloxacin và danofloxacin.
- Trang trại sử dụng nhắc lại nhiều lần bất kỳ kháng sinh nào làm tăng sự đề kháng. Do đó làm kháng sinh đồ là rất quan trọng xác định độ hữu hiệu của một vài kháng sinh trước khi lựa chọn một kháng sinh để điều trị.
Khó thở luôn phát ra tiếng khò khè ở khí quản