Bệnh cầu trùng trên gà
𝑩𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒄𝒂̂̀𝒖 𝒕𝒓𝒖̀𝒏𝒈 𝒐̛̉ 𝒈𝒂̀ 𝒍𝒂̀ 𝒃𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒈𝒊̀?
– Là căn bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm do ký sinh trùng đơn bào gây ra, thuộc 2 dạng chủ yếu là:
* Eimeria tenella loại ký sinh ở manh tràng – ruột già.
* Eimeria necatrix loại ký sinh trùng ở ruột non.
𝑩𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒄𝒂̂̀𝒖 𝒕𝒓𝒖̀𝒏𝒈 𝒐̛̉ 𝒈𝒂̀ 𝒄𝒐́ 𝒍𝒂̂𝒚 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈?
– Tốc độ lây lan vô cùng nhanh, chủ yếu qua đường tiêu hoá phổ biến ở gà có độ tuổi từ 2 – 8 tuần.
– Tỉ lệ mắc cao ở mọi hình thức chăn nuôi trong đó gà nuôi chăn thả là hay bị mắc nhất.
𝑵𝒈𝒖𝒚𝒆̂𝒏 𝒏𝒉𝒂̂𝒏 𝒍𝒂̂𝒚 𝒃𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒄𝒂̂̀𝒖 𝒕𝒓𝒖̀𝒏𝒈 𝒐̛̉ 𝒈𝒂̀?
– Nang cầu trùng tồn tại ở ngoài môi trường vô cùng lâu và khó bị tiêu diệt, do đó khi gà ăn phải thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh chính là nguyên nhân khiến căn bệnh này bùng phát.
𝑻𝒂́𝒄 𝒉𝒂̣𝒊 𝒃𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒄𝒂̂̀𝒖 𝒕𝒓𝒖̀𝒏𝒈
Gà bị nhiễm bệnh cầu trùng mặc dù tỉ lệ chết không quá cao tuy nhiên lại còi cọc, chậm lớn do rối loạn tiêu hoá, các tế bào thượng bì bị tổn thương, giảm mạnh khả năng hấp thụ và trao đổi chất dẫn tới không đạt năng suất. Thậm chí gà bị mắc bệnh cầu trùng còn bị giảm mạnh sức đề kháng khiến cho nhiều căn bệnh khác có thể bùng phát, căn bệnh này được xác định tỉ lệ chết trung bình là ở khoảng 20 – 30%.
𝑻𝒓𝒊𝒆̣̂𝒖 𝒄𝒉𝒖̛́𝒏𝒈
Cầu trùng manh tràng:
Phổ biến ở gà con từ 10-30 ngày tuổi.
Gà con bị xệ cánh, gà ủ rũ kém ăn hoặc bỏ ăn, kêu nhiều, mào tích nhợt nhạt. Đi ngoài phân dạng lỏng, lẫn máu tươi, gà uống nhiều nước.
Cầu trùng ruột non:
Thường xảy ra ở giai đoạn gà giò.
Mào tích nhợt nhạt do mất máu.
Gà đi ngoài phân sáp có màu nâu đậm, có thể lẫn máu; tình trạng tiêu chảy thất thường do đường ruột bị viêm.
𝑩𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒕𝒊́𝒄𝒉
Cầu trùng manh tràng:
– Manh tràng bị sưng to. Bên trong có đốm máu nhỏ lấm tấm.
– Nếu gà bị nặng thì manh tràng sẽ hoại tử thành màu đen, xuất huyết nhiều.
Cầu trùng ruột non:
– Ruột non sưng to từng đoạn, thành ruột phình to rất dễ bị vỡ.
– Bên trong ruột chứa dịch lỏng có cục to nhỏ màu trắng và có mùi hôi.
– Phần niêm mạc ruột bị viêm xuất huyết, có các ổ tròn xám.
Ở thể kết hợp: manh tràng và ruột non đều sưng to, xuất huyết đỏ đậm.
𝑷𝒉𝒐̀𝒏𝒈 𝒃𝒆̣̂𝒏𝒉
– Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
– Sử dụng vaccine vào lúc 3 ngày tuổi.
– Sử dụng kháng sinh để phòng bệnh: bắt đầu từ gà 1 tuần tuổi sử dụng Diclazuril dùng 2 ngày nghỉ 8 ngày, đến khi gà 2 tháng tuổi thì dừng.
𝑻𝒓𝒊̣ 𝒃𝒆̣̂𝒏𝒉
– Sử dụng các loại kháng sinh để điều trị như: Sulfamonomethoxine, Diclazuril, Amprolium, Tetracyclin, Toltrazuril… kết hợp Vitamin K để điều trị. Trong trường hợp bị thể cầu trùng ruột non kết hợp thêm Amoxicillin.
– Sử dụng điện giải, giải độc gan thận để tăng cường sức đề kháng cho đàn gà.
* Lưu ý:
– Chỉ sử dụng duy nhất 1 loại kháng sinh, không dùng nhiều thuốc có cùng 1 cơ chế tác động.
– Không sử dụng các Vitamin nhóm B khi gà bị cầu trùng.