Bệnh cúm gia cầm trên vịt, ngan
Là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên vịt, bệnh cúm gia cầm trên vịt có tỷ lệ chết rất cao có thể lên tới 100 % tổng đàn.
𝟏. 𝐋𝐮̛́𝐚 𝐭𝐮𝐨̂̉𝐢 𝐛𝐢̣ 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡
– Vịt, ngan mọi lứa tuổi, nặng nhất là từ 4 tuần tuổi trở đi.
𝟐. 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐠𝐚̂𝐲 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡
– Bệnh cúm gia cầm trên vịt, ngan do virus cúm A H5N1, virus có sự biến chủng liên tục.
– Hiện tại đến năm 2022 chủng lưu hành phổ biến là H5N1 Re5, Re6, H5N6, H9N7, H5N8.
– Các động vật mạng mầm bệnh là: vịt, gà, ngỗng, chim bồ câu, bệnh có thể truyền dọc và lây qua thức ăn, nước uống và qua không khí.
𝟑. 𝐓𝐫𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐥𝐚̂𝐦 𝐬𝐚̀𝐧𝐠
– Các triệu chứng sốt, giảm ăn, thần kinh lắc ngang đầu, bại liệt, tỷ lệ chết cao.
– Tiêu chảy phân xanh thâm lẫn vàng.
– Vịt đẻ giảm tỷ lệ đẻ xuống còn 50%, chết ồ ạt với những đàn chưa được tiêm vắc xin.
– Vịt cúm hay ghép với bệnh bại huyết trên vịt, trường hợp ghép với Tembusu thì tỷ lệ chết lên đến 100 %.
𝟒. 𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐭𝐢́𝐜𝐡 đ𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐡𝐢̀𝐧𝐡
– Xuất huyết đa nội tạng nặng nề như tim, mỡ vành tim, cơ tim, cơ sườn, mỡ bụng là bệnh tích điển hình của bệnh cúm gia cầm trên vịt
𝟓. 𝐁𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐩𝐡𝐚́𝐩 𝐩𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡
– Đến năm 2022 tiêm phòng bệnh cúm gia cầm trên vịt bằng một trong 2 loại vắc xin H5N1 chủng Re5 hoặc H5N1 chủng Re6, hoặc H5N6 tùy thuộc vào chủng lưu hành ở trại. Hoặc tiêm phòng vắc xin chứa H5N1 + H5N6 + H5N8.
– Tiêm phòng vắc xin cho vịt, ngan từ 14 ngày tuổi tùy vào dịch tễ từng vùng, có thể nhắc lại sau 15 ngày, vịt đẻ 6 tháng tiêm lại 1 lần.
– Nên áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học cao.
𝟔. 𝐁𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐩𝐡𝐚́𝐩 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣
– Đối với đàn bị bệnh cúm gia cầm trên vịt có tỷ lệ chết cao, thì nên báo cáo với chính quyền và thú y địa phương để tiến hành tiêu hủy, khử trùng chuồng trại.
– Đối với đàn vịt, ngan đã được tiêm vắc xin cúm chủng lưu hành, thì ta xử lý như sau:
– Dùng 𝑷𝒂𝒓𝒂 𝑪 để hạ sốt kết hợp 𝑰𝒎𝒖𝒏𝒐 𝑴𝒂𝒙 để kháng virus, tăng cường sức đề kháng, bổ gan, giải độc thận cấp.
– Điều trị các bệnh ghép.
– Tiêm vắc xin Cúm chủng lưu hành cho đàn vịt, ngan sau khi đã trị bệnh ghép được 1-3 ngày thấy đàn thủy cầm khỏe hơn.