Bệnh đầu đen (kén ruột) trên vịt, ngan

Bệnh đầu đen trên vịt, ngan hay bệnh kén ruột ở vịt xiêm (ngan). Bệnh gây còi cọc, chậm lớn ở vịt xiêm (ngan).
🌵𝐋𝐮̛́𝐚 𝐭𝐮𝐨̂̉𝐢 𝐛𝐢̣ 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡
Vịt xiêm (ngan) từ 2 – 3 tuần tuổi đến 3 – 4 tháng dễ bị bệnh nhất, nhưng vịt lớn hơn vẫn có thể bị bệnh.
🌵𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐠𝐚̂𝐲 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡
– Bệnh do Histomonas ký sinh ở ruột và manh tràng gây ra, người chăn nuôi thường gọi là bệnh kén ruột trên vịt xiêm (ngan).
– Histomonas ở ngoài môi trường thường hay có ở trứng giun kim. Trứng giun kim thải ra ngoài môi trường sau đó có thể bị lẫn vào thức ăn, nước uống và lây nhiễm lại. Trứng giun kim được giun đất ăn phải, nếu vịt xiêm (ngan) ăn phải giun đất sẽ bị nhiễm bệnh.
– Histomonas cũng gây bệnh đầu đen ở gà.
🌵𝐓𝐫𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠
– Vịt xiêm (ngan) bị bệnh sốt cao 43 đến 44 độ C nhưng rụt cổ, rúc đầu vào cánh, ăn ít, đứng im, run rẩy.
– Mỏ nhạt màu, mắt hõm sâu chảy dịch gỉ mắt hoặc mắt nhắm nghiền.
– Phân sáp vàng, sáp đen, hoặc giống gạch cua.
🌵𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐭𝐢́𝐜𝐡
– Gan sưng to, một số có hiện tượng xuất hiện những vết hoại tử hơi lõm, có viền trắng.
– Vịt xiêm (ngan) bị bệnh đầu đen trong ruột chứa kén. Khi bệnh nặng kén sẽ dày lên.
– Manh tràng sưng dày lên chứa đầy máu như máu cá hoặc chứa kén bã đậu, manh trành có thể bị thủng gây viêm phúc mạc.
🌵𝐏𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡
– Sử dụng kháng sinh: Sulfamonomethoxine, Diclazuril…
– Định kỳ 1 tháng tẩy giun, sán 1 lần để diệt giun kim.
– Cuốc, xới vườn thả và và rắc vôi để diệt giun đất là trung gian lưu cữu mầm bệnh ở trại, khi vịt ăn phải giun đất sẽ bị nhiễm bệnh.
– Áp dụng biện pháp phòng tổng hợp.
🌵𝐓𝐫𝐢̣ 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡
– Sử dụng kháng sinh: Sulfamonomethoxine kết hợp với Vitamin K
– Hạ sốt bằng: Paracetamol
– Trợ sức, trợ lực bằng: Glucose KC, B-complex, Men tiêu hóa…