BỆNH LEUKOSIS (ALV)

1. Nguyên nhân.

–  Là một bệnh ung thư truyền nhiễm do virus avian leukosis.

– Virus ALV được chia thành 10 nhóm: A, B, C, D, E, F, G, H, I và J. Bệnh thường do nhóm A gây ra.

2. Dich tễ

– Gà là vật chủ tự nhiên của virus ALV. Bệnh cũng có thể xảy ra trên chim cút, gà gô. Tỷ lệ chết từ 5 – 15%.

– Thường xảy ra ở gà từ 4 tháng tuổi trở lên nhưng chủ yếu gây chết ở gà trên 10 – 12 tháng tuổi.

3. Triệu chứng

– Thể tăng sinh: tạo ra khối u ác tính trong các cơ quan nội tạng, chủ yếu ở gan,lách, buồng trứng, tinh hoàn, túi Fabricius.Đây chính là bệnh Leukosis Avium ( Lơ-cô ).

– Thể thiếu máu (Erythroblastosis): 2 xương ống chân to và biến dạng (chân voi).

– Thời gian ủ bệnh dài trong nhiều tháng.

– Bệnh phát ra trên gà từ 4 tháng tuổi chở lên, thường gặp nhất ở gà 10 tháng tuổi với các triệu chứng:

+ Gà giảm ăn từ từ.

+ Thiếu máu nên mào tái nhợt, quăn lại. Suy nhược dần, gầy xọp và chết.

+ Tiêu chảy thất thường. Phân loãng trắng hoặc xanh trắng.

+ Bệnh kéo dài 4 – 5 tháng, gà chết rải rác ,chủ yếu sau khi đẻ 3 – 4 tháng.

4. Bệnh tích

– Gà gầy, xác khô, thịt thâm. Máu khô đông và loãng.

– Các khối u thường xuất hiện ở gan, lách, buồng trứng, tinh hoàn và túi Fabricius. Các cơ quan khác rất ít khi tạo khối u.Không có khối u ở dạ dày tuyến, thần kinh, da và mắt.

– Có 3 loại : U lan tỏa, u kết hạt và u hỗn hợp.Trong bệnh Lơ-cô thì u lan tỏa thường thấy nhiều nhất.

– U cục ở nhiều cơ quan nội tạng của gà bênh, đầu tiên xuất hiện ở túi fabricius sau đó ở gan, lách, thận, màng treo ruột, tim và buồng trứng, tinh hoàn.

5. Chẩn đoán

– dựa vào dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và bệnh tích.

– Lấy mẫu máu gà đẻ kiểm tra kháng thể bằng phương pháp ELISA.

– Lấy mẫu cơ quan bệnh tích để kiểm tra mẫu mô bệnh học , bằng phương pháp PCR cho kết quả nhanh và chính xác.

.- Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh Mareks.

6. Phòng bệnh

– Tiêm vaccine chưa được áp dụng rộng rãi vì chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế.

– Vệ sinh thú y tốt,thực hiện anh toàn sinh học.

– Phun sát trùng trong và ngoài trại 2 lần / tuần bằng Safe farm hoặc Glutamax với liều 2,5 ml/1 lít nước.

– Thường xuyên bổ sung  Beta-Glucan VIT B12,liều 1g/2 lít nước uống giúp vật nuôi tăng cường miễn dịch.

– Bổ sung Bacitop SP, với liều 1g/5 – 10 lit nước uống hoặc Laczyme Soluble, liều 1g/3 – 4 lít nước uống, giúp vật nuôi tăng cường sức khỏe đường ruột, hạn chế tiêu chẩy.

– Không được lấy trứng ấp cho những lứa gà làm giống sau này, khi trong đàn gà có bệnh Lơ- cô.

– Thường xuyên vệ sinh dụng cụ thiết bị lò ấp.

7. Trị bệnh

– Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu.

– Khi phát hiện bệnh cần phải chọn lọc và loại thải những gà có triệu chứng lâm sàng.

– Phun sát trùng trong và ngoài trại 1 lần/ ngày.

– Sử dụng phác đồ điều trị dự phòng vi khuẩn kế phát 4- 5 ngày cho toàn đàn còn lại bằng kháng sinh như: Amoxicillin, Doxycycline, Ampicillin,…

– Tăng cường sức đề kháng bằng: Glucose, Bcomplex, Vitamin…

– Giải độc gan, tăng cường chức năng gan thận.

                 

A: Gan sưng to, quan sát thấy u trên bề mặt; B: Lách sưng;                  

C: Buồng trứng có nhiều u cục; D: Thận có nhiều u hạt