Bệnh PED trên heo
NGUYÊN NHÂN:
– Do Coronavirus gây ra.
– PED lây lan nhanh và gây tỉ lệ chết cao trên lợn, lợn con từ 0-5 ngày tuổi mắc bệnh tỉ lệ chết 100%.
TRIỆU CHỨNG:
– Lợn con theo mẹ bú ít hoặc bỏ bú. Lợn con bị tiêu chảy cấp, phân lỏng, mùi tanh, phân vàng nhạt hoặc phân màu trắng đục và có cả sữa không tiêu, phân dính bết ở hậu môn.
– Một thời gian ngắn sau khi tiêu chảy, heo bắt đầu có hiện tượng nôn, dịch nôn chủ yếu là sữa chưa tiêu hóa hết còn trong dạ dày và có màu trắng sữa, nhiều nước, vị chua (do sữa lên men).
– Tiêu chảy quá nhiều kết hợp với nôn làm cho những heo con này mất nước nặng → heo lạnh, nằm chồng lên nhau và nằm lên bụng heo mẹ.
BỆNH TÍCH:
– Thành ruột rất mỏng, trong suốt và có thể nhìn thấy chất chứa bên trong do lớp lông rung trên niêm mạc bị phá hủy và bào mòn.
– Dạ dày căng phồng, có chứa nhiều sữa bị đóng vón.
– Hạch màng treo ruột sưng to.
– Xuất hiện các tia tĩnh mạch sữa song song với tĩnh mạch màng treo ruột.
– Heo choai và heo nái: phân tiêu chảy có màu xám, hay xám đen giống như xi măng hoặc có màu vàng (chủ yếu heo choai).
– Một số trường hợp biểu hiện bệnh tích cả ở các cơ quan khác: tim to bất thường, cơ tim mềm; phổi bị gan hóa, gan thoái hóa màu đất sét, thận xuất huyết.
PHÒNG BỆNH:
* Lợn nái hậu bị:
– Tiêm mũi 01: khi được lựa chọn làm nái hậu bị
– Tiêm mũi 02: 3 tuần sau khi tiêm mũi 01.
* Lợn nái mang thai:
– Tiêm mũi 01: trước khi sinh 5 tuần
– Tiêm mũi 02: trước khi sinh 2 tuần.
* Lợn con: tiêm sắt.
ĐIỀU TRỊ:
– Phát hiện kịp thời heo bệnh cách ly, heo chết phải tiêu huỷ, đốt xác hoặc chôn sâu có rắc vôi bột để diệt mầm bệnh.
– Hiện tại, trên thế giới chưa có thuốc điều trị.
– Vệ sinh sát trùng.
– Đối với heo con bị bệnh cần được giữ ấm, khô ráo và phải nuôi bộ, chống mất nước bằng cách bổ sung dung dịch điện giải Glucose.
– Giảm nhu động ruột bằng cách tiêm Atropin.
– Tăng cường sức đề kháng bằng Bcomplex, sử dụng men tiêu hóa để tăng khả năng tiêu hóa.
– Sử dụng kháng sinh chống kế phát: Amoxicillin, Ampicillin, Sulfamethoxazole, Trimethoprim,……